Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu – “Thần Dược” Cho Sức Khỏe

Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu - "Thần Dược" Cho Sức Khỏe

Từ ngàn đời nay, thiên nhiên luôn ban tặng cho con người những món quà quý giá, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nổi bật trong số đó là nấm ngọc cẩu – loại thảo dược quý hiếm với những công dụng tuyệt vời và khả năng cải thiện sinh lý vượt trội. Hãy cùng Nấm Nhà Nông khám phá những bí ẩn ẩn chứa bên trong loài nấm từ lòng đất này và tìm hiểu lý do vì sao được xem như “vũ khí tối thượng” cho phái mạnh.

Nấm Ngọc Cẩu Là Gì?

Nấm Ngọc Cẩu Là Gì?
Nấm Ngọc Cẩu Là Gì?

Nấm ngọc cẩu, còn được biết đến với những cái tên dân dã như tỏa dương, củ pín, xà cô, địa mao cầu, củ gió đất, là một loại dược liệu quý hiếm. Tuy sở hữu vẻ ngoài độc đáo giống nấm, nhưng thực chất, loại thảo dược này lại thuộc họ Balanophoraceae, hay còn gọi là họ gió đất.

Nấm ngọc cẩu là một loài thực vật ký sinh, thường mọc thành từng cụm, chúng có thể tồn tại, sinh trưởng và sống lâu năm nhờ ký sinh các cây có kích thước lớn và tán lá rộng. Vẻ ngoài của chúng khiến ta liên tưởng đến cây nấm.

Bạn đang xem Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu – “Thần Dược” Cho Sức Khỏe tại chuyên mục Loại Nấm trên website Nấm Nhà Nông

Theo hình dáng có thể chia chúng thành 2 loại và phân biệt chúng theo cách sau:

  • Nấm đực: Loại này có màu đỏ sẫm, mùi thơm dễ chịu. Thân có hình chóp với chiều dài từ 10 -15cm trở lên.
  • Nấm cái: So với nấm đực loại này có thân nhỏ hơn, hoa to hơn, ít mùi thơm hơn. Phần thân dài tựa như trái bắp non, củ non và chứa ít chất xơ.

Nếu phân loại loại thảo dược này theo màu sắc của ruột thì chúng ta có thể chia thành 2 loại gồm:

  • Nấm ruột vàng: Loại này khi nhìn vào bên trong sẽ thấy phần ruột vàng và có mùi thơm thoang thoảng.
  • Nấm ruột đỏ, đỏ tím: Ruột của loại này có màu đỏ và đôi khi có ánh tím hoặc hơi ngả màu sang tím. Loại này sẽ có kích thước nhỏ hơn khi so với nấm ruột vàng.

Khi phát hiện được những cây nấm ngọc cẩu quý hiếm, người dân địa phương sẽ cẩn thận đào về và sử dụng toàn thân cây để làm dược liệu. Sau khi được thu hoạch, nấm ngọc cẩu sẽ được rửa thật sạch với nước và để ráo nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau khi thu hoạch và làm sạch, nấm ngọc cẩu có thể được sử dụng trực tiếp ở dạng tươi hoặc được bảo quản để sử dụng lâu dài hơn.

Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu

Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu
Tác Dụng Của Nấm Ngọc Cẩu

Theo y học cổ truyền, dược liệu này vị thuốc quý hiếm mang tính ôn, có vị ngọt nhẹ xen lẫn vị chát. Có công dụng như giảm đau, lưu thông khí huyết, bổ thận, tráng dương, bổ máu, nâng cao khả năng sinh lý, bồi dưỡng cơ thể.

Vì vậy nấm ngọc cẩu có thể dùng để chữa các bệnh về sinh lý như yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương, di tinh. Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, ngăn ngừa thiếu máu, suy giảm trí nhớ và sức khỏe, trị nám, dưỡng nhan.

Bài Thuốc Từ Nấm Ngọc Cẩu Điều Trị Bệnh

Bài Thuốc Từ Nấm Ngọc Cẩu Điều Trị Bệnh
Bài Thuốc Từ Nấm Ngọc Cẩu Điều Trị Bệnh

Nấm ngọc cẩu là một dược liệu quý, có thể dùng để chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng các bài thuốc, khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Dưới đây là một số bài thuốc:

Điều trị rối loạn cương dương, yếu sinh lý, cải thiện sức khỏe, tăng cường trí nhớ: Đối với bài thuốc này ta cần có 30g nấm và 10ml mật ong. Đầu tiên đun sôi dược liệu cùng 1 lít nước đến khi còn lại khoảng 600ml. Sau đó lấy thuốc ra và thêm mật ong vào rồi chia thành 2 lần uống.

Trị ra nhiều khí hư ở phụ nữ, bổ thận dương: Đun sôi 5g nấm ngọc cẩu, 3g đảng sâm, 3g hoài sơn, 3g hồng trà và 2g phúc bồn tử cùng với 1 lít nước. Uống nước này như trà trong một ngày.

Tăng cường sinh lý, bồi dưỡng cơ thể: Chuẩn bị 1kg nấm tươi, 4 lít rượu nếp trắng trên 40 độ, 200ml mật ong và lọ thủy tinh miệng rộng. Rửa sạch nấm và để ráo nước, dùng rượu tráng qua 1 lần. Sau đó, cắt đôi hoặc 4 phần tùy theo kích thước của cây nấm, rồi cho dược liệu vào lọ thủy tinh thêm rượu cùng mật ong vào, ngâm trong 30 ngày.

Điều trị liệt dương: 20g nấm ngọc cẩu khô, 10ml mật ong, 20g dâu tằm chín. Tán nhỏ nấm và hãm cùng dâu tằm, mật ong và nước trong 15 – 20 phút rồi lọc lấy nước uống trong ngày. Lưu ý Không dùng bài thuốc này khi đang đi tiêu lỏng.

Cường dương, cải thiện khả năng cương cứng của dương vật khi quan hệ: 5g nấm ngọc cẩu khô, 50g thịt dê, 5g nhục thung dung, 200g bột mì. Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu tiến hành sắc nấm ngọc cẩu và nhục thung dung sắc chung. Sau đó, lọc lấy nước và nhào cùng với bột mì đến khi đặc, mịn và không vón cục. Thái nhỏ rồi nấu cùng thịt dê, ăn một lần mỗi ngày.

Trị xuất tinh sớm, giảm ham muốn, tinh dịch loãng: 20g nấm ngọc cẩu, 8 quả táo tàu khô, 30g đỗ trọng, 15g gừng tươi, 30g địa hoàng thán và 150g đuôi heo. Mang tất cả cho vào nồi, đổ nước đến khi ngập nguyên liệu và đun với lửa nhỏ trong 2 giờ đến khi sôi. Nêm nếm vừa ăn rồi chia thành nhiều bữa trong ngày.

Điều trị nhức mỏi xương khớp, dưỡng thận: 16g nấm ngọc cẩu, 16g hủ trường, 16g hoàng bá, 16g quy bản, 16g ngưu tất, 8g đương quy, 16g mộc miên, 8g địa hoàng và rượu trắng. Mang các loại dược liệu nghiền thành bột mịn rồi nhào cùng rượu và vo viên nhỏ khoảng 10g. Uống 2 viên mỗi ngày và bảo quản trong lọ đậy kín nắp.

Điều trị di tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý ở nam giới: 120g nấm ngọc cẩu, 40g long cốt, 120g tang phiêu phiêu và 40g bạch phục linh. Đem tất cả tán thành bột mịn rồi pha 15-20g bột cùng nước muối loãng uống 2 lần hàng ngày.

Điều trị xuất tinh sớm, thận hư, di tinh, bất lực ở đàn ông: Gà trống cỡ nhỏ, 20g nấm ngọc cẩu, 50g đảng sâm, 20g ngũ vị tử, 50g hoài sơn. Bỏ cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào bụng gà và đem đi hấp cách thủy trong 60 phút rồi chia gà thành 2 lần ăn, mỗi tuần làm một lần.

Nhuận tràng, trị táo bón cho người lớn tuổi: 15g nấm ngọc cẩu, 10g ngưu tất, 10g chỉ xác, 12g vừng vàng, 12g vừng đen. Đem đi sắc cùng nhau, lấy nước uống từ 1 – 2 lần khi bụng đang đói.

Lưu Ý Dùng Nấm Ngọc Cẩu Chữa Bệnh

Hiện tại, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh nấm ngọc cẩu chứa hoạt chất gây hại hoặc mang đến tác dụng phụ nguy hiểm cho người sử dụng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc loại thảo dược này hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người.

Tuy chưa có bằng chứng về tác hại, nấm ngọc cẩu không dành cho tất cả mọi người: Người cao huyết áp hoặc có tiền sử cao huyết áp, người mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh nhân đang xạ trị ung thư, những người có cơ địa dị ứng, người suy giảm chức năng gan thận.

Lời Kết

Nấm ngọc cẩu, với những giá trị quý hiếm và công dụng tuyệt vời từ thiên nhiên dành cho sức khỏe con người. Loại thảo dược này không chỉ mang đến những lợi ích cho nam giới mà còn hỗ trợ sức khỏe cho cả phụ nữ, nâng cao hệ miễn dịch và phòng chống nhiều bệnh tật.